Cách vượt qua những hiện tượng bị chuột rút khi tập gym

Với gymer thường xuyên tập luyện thì việc gặp phải tình trạng chuột rút không còn xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp giúp bạn vượt qua những lần bị chuột rút trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút khi tập gym 

Khởi động sai cách

Việc thực hiện khởi động để làm ấm cơ thể và giúp cơ bắp quen với cường độ tập là điều cần thiết, nhưng nếu việc này chỉ thực hiện 1 cách qua loa sẽ khiến cơ bị co rút khi phản ứng với các động tác đột ngột, dẫn tới ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ mau mệt. Theo đó, sẽ xảy ra chuột rút.

Thiếu nước trong khi tập 

Việc không nạp đủ nước trong quá trình tập gym cũng khiến bạn dễ bị chuột rút, vì cơ bắp khi vận động có liên quan tới sự cân bằng của các chất điện giải trong cơ thể. Nếu khi tập bạn bị đổ mồ hôi nhiều nhưng không nạp đủ nước để bù đắp thì tình trạng bắp chân bị co thắt gây đau đớn hoàn toàn có thể xảy ra.

Tập luyện với cường độ cao

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng chuột rút, đặc biệt với những người lâu ngày không vận động nhưng lại cố sức, ép cơ thể phải tập với cường độ cao.

Tập quá lâu ở một tư thế 

Các huấn luyện viên thể hình cho biết, khi các cơ bắp rơi vào tình trạng bị thắt chặt thì nguy cơ bị chuột rút càng cao.

Ví dụ: bạn tập chạy trên máy chạy bộ ở một tư thế quá lâu kết hợp với việc gồng các cơ lên thì việc này cũng tạo điều kiện chuột rút xuất hiện. Do vậy, khi chạy bộ hãy thả lỏng cơ thể, tránh giữ nguyên một tư thế tập quá lâu sẽ gây mỏi và chuột rút.

Xử lý tình trạng chuột rút khi tập gym

  • Ngưng chơi ngay và vào nghỉ ở nơi thoáng
  • Xoa bóp nhẹ ở vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn vùng cơ đó và giữ yên nhẹ nhàng đến khi tình trạng co rút qua đi.
  • Hạn chế các động tác làm đau cơ
  • Chườm nóng lên vùng cơ đang rút căng trước, sau đó chườm lạnh lên vùng cơ bị đau.
  • Uống bù nước, chất khoáng
  • Nên đi khám nếu bị chuột rút thường xuyên nhé

Khắc phục tình trạng chuột rút ở từng bộ phận

Chuột rút bắp chân

Biểu hiện thường gặp chính là những khối cơ vùng bắp chân bị lồi lên, co và rất đau. Nếu bị chuột rút ở bàn chân, hãy thử bằng cách bấm ngón tay cái lên mu bàn chân và day với lực từ nhẹ tới mạnh dần cho đến khi cảm giác đau giữ nguyên ở một cường độ.

Sau đó, bạn bấm mạnh huyệt công tôn. Đây là huyệt nằm trên đường giáp giữa mu bàn chân và gan bàn chân, phía trong bàn chân. Đến khi cảm thấy con đau đã giảm bớt thì bạn lại dùng tay kéo ngược ngón chân lên, kéo về phía gối. Cứ thế kéo từng ngón khoảng 3-3 phút, sau đó xoa bóp đều các vùng cẳng và bàn chân là được.

Chuột rút ở tay

Cách khắc phục cũng tương tự như tình trạng chuột rút ở chân, bạn dùng ngón cái cho bàn tay để bấm và day huyệt bàn tay bị chuột rút kia. Hãy day mạnh vào huyệt hợp cốc nhé. Đây là huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ tiếp giáp giữa ngón cái và ngón trỏ đấy.

Sau đó bạn lại đẩy ngược các ngón tay bị chuột rút lên về phía mu bàn tay. Cứ thế bạn giữ khoảng 2 – 3 phút. Cách này sẽ ngăn được tình trạng co cơ trở lại.

Cách đề phòng chuột rút

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách: uống đủ nước, đặc biệt là  các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… trước, trong và sau khi luyện tập.

Khởi động kỹ trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.

DMCA.com Protection Status