Một trong những yếu tố khiến nhiều người bỏ cuộc khi tập với máy chạy bộ là bị mất sức bền, đuối sức giữa khoảng thời gian luyện tập. Để giúp các gymer hạn chế được tình trạng này, trong bài viết sau Swequity.vn xin chia sẻ tới mọi người một số cách để tăng sức bền khi tập với máy chạy bộ.
Dù bạn chạy bộ bằng máy hay chạy bộ trên đường thì bạn đều lưu ý khởi động kỹ trước khi bước vào tập luyện. Thực hiện các động tác khởi động với khớp gối, khớp tay thật kỹ để làm nóng người, cài đặt một bài chạy chậm trên máy để khởi động.
Việc khởi động sẽ làm nóng cơ thể, giúp cơ thể thích nghi và chuyển dần từ trạng thái nghỉ ngơi sang vận động, sẵn sàng khởi động kỹ trước khi bước vào tập lâu dài. Đồng thời việc khởi động kỹ cũng giúp tăng sức bền và hạn chế tối đa chấn thương có thể gặp phải.
Thực tế cho thấy khi bạn tập luyện với tốc độ tăng cường theo thời gian thì sức bền cũng gia tăng nhanh chóng. Với máy chạy bộ, khi tập bạn không nên lo lắng về việc kiểm soát tốc độ vì máy chạy đã có sẵn chức năng cho việc cài đặt tốc độ.
Để cải thiện sức bền cho cơ thể, sau một thời gian khi đã quen việc tập với máy chạy bộ bạn hãy cài chế độ tập với tốc độ nhanh hơn để tăng cường thử thách cho cơ thể nhé.
Việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi giữa các sets tập sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng đồng thời phục hồi sức khỏe. Nhưng việc bạn nghỉ quá lâu hoặc quá nhiều giữa mỗi sets sẽ khiến sức bền của bạn bị giảm đi đáng kể.
Điều này là do cơ thể nếu đang ở trạng thái vận động, các cơ đang hoạt động mà bạn dừng lại quá lâu sẽ đưa cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể cũng như các bó cơ và các dây thần kinh chùng xuống, thả lỏng ra. Khi bạn trở lại các bài tập sẽ gặp phải khó khăn nhất định. Vì vậy nếu bạn muốn tăng sức bền khi tập với máy chạy bộ thì nên rút thời gian nghỉ ngơi giữa các hiệp, để duy trì sức bền của mình.
Việc bạn cứ tập lặp đi lặp lại 1 kiểu tập mỗi ngày sẽ khiến thể chất của bạn không thể cải thiện được và việc tập luyện sẽ không duy trì lâu dài. Các chuyên gia khuyến nghị người tập tăng sức bền với máy chạy bộ cần đa dạng các bài tập, thay đổi tư thế sau thời gian luyện tập nhất định.
Cũng như các môn thể thao khác, việc chạy bộ sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau nhức dẫn tới chán nản và nhanh bỏ cuộc. Đây là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể khi đang từ trạng thái nghỉ ngơi và chuyển sang vận động. Vì vậy bạn đừng nên quá lo lắng mà hãy giữ vững tinh thần để duy trì hứng khởi cho việc tập luyện hàng ngày nhé.
Việc hít thở đúng cách sẽ giúp tăng cường lượng oxy vào trong cơ thể – đây là yếu tố quan trọng quyết định kéo dài sức bền cho cơ thể. Để hít thở đúng cách khi chạy trên máy, bạn cần lưu ý tới tư thế chạy, hãy đảm bảo mắt luôn nhìn thẳng, vai căng sang 2 bên, cột sống thẳng và luôn luôn tiếp đất bằng nửa trước của bàn chân. Hạn chế để vai co, mắt nhìn xuống chân hoặc quay đầu ra sau trong khi chạy. Vì việc sai tư thế khi chạy sẽ khiến bạn mất tập trung và khiến bạn gặp phải tai nạn nguy hiểm.
Một tuần, bạn cần sắp xếp thời gian chạy từ 3 – 4 lần/tuần, chạy vào buổi sáng và tập luyện đều đặn hàng tuần. Khoảng thời gian tốt nhất là từ 30 – 45 phút.
Trước mỗi buổi tập bạn nên ăn nhẹ khoảng 30 phút và sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Lưu ý không nên chạy nhiều vào buổi tối vì sẽ gây tình trạng mất ngủ về đêm, không chạy ngay sau khi ăn sẽ bị đau dạ dày.
Khi bạn vận động, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi, bạn cần bổ sung nước ở mức độ vừa phải và đúng cách để giúp cơ thể hạn chế việc bị mất nước, tránh gặp phải tình trạng rối loạn cơ bắp, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, giảm khả năng sinh lực, dễ bị chuột rút. Đặc biệt không thể tập trung cũng như tăng sức bền khi miệng và cổ họng khô khốc.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là không nên uống quá nhiều nước khi tập luyện vì sẽ khiến bạn dễ bị đau bụng.
Không quá khó để nâng cao sức khỏe bằng máy chạy bộ, chúng tôi hy vọng những thông tin hữu ích đã chia sẻ sẽ khiến bạn cảm thấy quá trình chạy bộ rèn luyện sức khỏe với máy chạy bộ điện sẽ dễ dàng hơn.