Bạn tham gia tập chạy bộ nhưng đã biết làm thế nào để việc chạy bền không bị mệt và mất sức để chạy được lâu chứa. Nhằm giúp bạn có kinh nghiệm khi tham gia chạy bền, trong bài viết dưới đây Swequity sẽ hướng dẫn bạn cách chạy bền không mất sức, cùng tham khảo nhé.
Trước khi chạy, để việc chạy được lâu và không mệt bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Giữ sức khỏe tốt
Bạn cần phải giữ sức khỏe ở trạng thái sung mãn nhất bằng việc bổ sung đầy đủ vitamin và canxi từ các loại thực phẩm. Bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ít dinh dưỡng và cần uống nhiều nước. Chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp bạn có sức khỏe tốt vừa mang lại vóc dáng cân đối.
Rèn thể lực bằng các bài tập khác
Bạn không nên chạy liên tục các ngày trong tuần mà cần phải xen kẽ với các bộ môn khác như hít đất, tập xà đơn, bơi lội hoặc đạp xe đạp trong nhà… để gia tăng sức bền. Điều này sẽ giúp bạn chạy bền lâu hơn.
Dụng cụ và tâm lý chạy
Khởi động kỹ
Đây là một trong những cách chạy bền không bị mất sức bạn cần lưu ý, bước khởi động có vai trò quan trọng không chỉ riêng với bộ môn chạy bền và tất các các loại hình thể thao khác, vì nó sẽ giúp bạn đang chuẩn bị làm gì. Bên cạnh đó, việc khởi động còn giúp khớp được bôi trơn, làm nóng.
Hít thở đúng cách
Theo kinh nghiệm từ các HLV, trong quá trình chạy bền nguyên nhân khiến người chạy bị mất sức là hít thở không đúng cách. Để tránh gặp phải tình trạng này, khi chạy bền nên kết hợp hít sâu bằng mũi và thở ra chậm rãi bằng miệng. Kết hợp nhuần nhuyễn nhịp chạy và nhịp thở sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện của bạn.
Bổ sung nước
Cách này giúp giảm tình trạng mất sức khi chạy bền hiệu quả, bạn nên bổ sung nước trong và sau khi chạy. Nước có vai trò quan trọng với cơ thể vì khi chạy bộ cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước. Do đó, ngoài việc bổ sung trước khi chạy thì bạn nên mang theo 1 chai nước để bổ sung nước cho cơ thể 1 cách kịp thời khi chạy bền.
Không nên chạy hết sức về đích
Đây là sai lầm nhiều bạn gặp phải khi cứ cố cắm đầu chạy nhanh để về đích sớm. Bạn cần nhớ rằng mình đang chạy bền chứ không chạy nước rút. Khi mới chạy, hãy chậm để tìm được nhịp chạy phù hợp với mình, tăng lên tới khi bạn đạt được nhịp tim mong muốn.
Để kiểm soát tốt, bạn chạy 1 mạch 400 – 500m sẽ không thấy mệt. Khi chạy mà cảm thấy hụt hơi, hãy giảm tốc độ lại để cơ thể điều hòa lại, có thể uống 1 ngụm nước để thấy thoải mái, hãy chạy với nhịp độ chậm và tăng dần, không nên chạy quá nhanh.
Tập chạy bộ liên tục
Khi chạy bền, nếu thấy quá mệt mỏi thì đừng dừng lại mà hãy giảm tốc độ xuống hoặc chuyển sang đi bộ nhanh. Nếu quá đau nhức thì là bạn đã tập quá sức, khi đó hãy tập trung vào việc cải thiện sức bền, nó sẽ giúp bạn chạy được xa hơn đó cũng là cách chạy bền không bị mất sức bạn cần phải nhớ rõ.
Thả lỏng cơ thể sau khi chạy
Sau khi vừa kết thúc quãng đường chạy bền, bạn không nên ngồi ngay vào ghế nghỉ ngơi mà hãy đi lại để thả lỏng và thực hiện giãn cơ vì nó sẽ giúp phục hồi nhanh hơn. Với bạn sử dụng máy chạy bộ thì có thể đi bộ thêm 5 phút nữa và tập thêm massage để cơ được thả lỏng sau khi chạy.
Lịch tập phù hợp
Chạy bộ thường xuyên cũng là cách giúp bạn chạy bền mà không mất sức, tuy nhiên không nên ngày nào cũng chạy mà hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi nhé.
Ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc giúp chạy bền được giai sức hơn. Sau 30 phút tập luyện hãy bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, chuối, thịt gà hay hoa quả… Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm bột yến mạch, rau củ, hạnh nhân,… để duy trì sức khỏe sau khi tập nhé.