9 LOẠI THỰC PHẨM CẦN HẠN CHẾ NẾU KHÔNG MUỐN BÉO PHÌ

 Tất cả chúng ta đều biết rằng béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề ngoại hình mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, các bệnh về tim, tai biến, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ,…
Nhiều người cho rằng việc tập luyện nhiều hơn sẽ giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì, điều này đúng nhưng vẫn chưa đủ. Bạn sẽ không bao giờ đạt được mức cân nặng mong muốn nếu không kiểm soát được đồ ăn đưa vào cơ thể.
Một huấn luyện viên tốt sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn phù hợp với cơ thể. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là điều mà SUF luôn hướng tới cho các khách hàng. Mong rằng bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về những thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn rơi vào tình trạng cứ tập mãi mà chẳng thể giảm cân.

 ĐƯỜNG FRUCTOSE
Khi bạn sử dụng quá nhiều đường fructose, gan sẽ chuyển hóa fructose thành chất béo, lâu ngày dẫn tình trạng gan nhiễm mỡ, béo phì. Khi gan nhiễm mỡ sẽ tiêu thụ gấp 2-3 lần lượng Fructose so với người bình thường. Đó là lý do vì sao người càng mập càng thèm các thực phẩm ngọt.
Fructose làm giảm khả năng kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể của bạn. Cụ thể là, fructose không kích thích insulin trong cơ thể. Do đó, nó không ngăn chặn hormone “Ghrelin” (gây cảm giác đói) mà nó cũng không kích thích hormone leptin (gây cảm giác no), khiến cho cơ thể không có cảm giác no nên ăn nhiều và đói liên tục.
Về lâu dài dư thừa fructose gây ra tình trạng kháng Insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 DẦU ĐẬU NÀNH
Ngày nay, dầu đậu nành rất phổ biến trong bếp ăn của các gia đình. Thế nhưng, dầu đậu nành không thực sự tốt cho sức khỏe giống như những quảng cáo hoa mỹ tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu đậu nành tăng nguy cơ gây béo phì, kháng insulin, gây ảnh hưởng chức năng gan…

 ĐỒ UỐNG CHỨA ĐƯỜNG
Bao gồm Sinh tố, nước ép trái cây, nước giải khát có gas và các loại nước tăng lực.
Các loại nước ngọt có gas và nước tăng lực vốn chứa rất nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Điều này có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể dựa trên vị ngọt của thực phẩm bạn ăn.
Nhưng sinh tố và nước ép trái cây là thứ vốn được cho rằng rất tốt cơ thể lại không hoàn toàn vô hại như chúng ta vẫn nhầm tưởng bấy lâu. Trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, giúp bộ não kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể, làm mất tác hại của đường fructose. Tuy nhiên qua quá trình chế biến thành sinh tố hay nước ép, trái cây đã mất đi chất xơ, thậm chí chúng ta còn thêm đường, sữa vào để uống. Vừa thêm đường, vừa mất đi chất xơ vì thế thức uống này không có lợi như trái cây tươi nữa.

 ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Hãy dừng việc lừa phỉnh bản thân rằng đồ uống có cồn có lợi cho sức khỏe của bạn. 1g chất cồn cung cấp khoảng 7 Kcal. Tuy nhiên, không giống như các nhóm chất khác, những năng lượng này được hấp thụ trực tiếp mà không cần tốn năng lượng để chuyển hóa. Do vậy, nếu uống nhiều bia rượu, con đường duy nhất của nó là chuyển thành mỡ để tích trữ nhiều ở gan.
Khi uống nhiều rượu bia, lượng estrogen tăng lên (đồng thời kéo lượng testosterone giảm xuống) kích thích sự hình thành và tích tụ mỡ trắng đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi. Nên biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng thừa năng lượng do bia rượu là bụng phệ.

 CÁC LOẠI THỊT CHẾ BIẾN SẴN
Các loại thịt chế biến sẵn như thịt hun khói, giăm bông, xúc xích… rất được ưa chuộng. Thế nhưng các loại thịt đã qua xử lý chứa những hợp chất gây viêm, làm thay đổi hormones và chức năng trao đổi chất.

 BÁNH MÌ TRẮNG 
Bánh mì trắng chứa ít chất xơ nhưng chứa rất nhiều carbohydrate sẽ chuyển hoá thành chất béo khi vào cơ thể. Tuyệt đối không thay cơm bằng bánh mì trắng vì điều đó sẽ khiến các bạn dễ tăng cân mất kiểm soát; hoặc bạn có thể ăn những bữa nhỏ với bánh mì được làm từ thành phần nguyên cám.

 KHOAI TÂY CHIÊN 
Thực tế, khoai tây là thực phẩm dễ làm bạn no bụng và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi bạn chiên khoai tây trong dầu ăn ngập tràn chất béo và thậm chí là thêm muối vào để tạo hương vị, thì khoai tây chiên và các loại snack làm từ khoai tây trở thành món ăn chứa nhiều chất béo và calo. Nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ mắc béo phì rất cao.

 ĐỒ NGỌT 
Các loại đồ ăn vặt như kem, bánh ngọt, kẹo bánh… cũng giống như các loại nước ngọt, chúng chứa chất tạo ngọt HFSC (High fructose corn syrup). Khác với đường trong trái cây, loại đường trong các loại đồ ăn này thường chỉ tập trung đến gan và phần lớn biến thành năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ trắng chứ không chuyển hóa thành năng lượng đến não và cơ bắp.

 ĐỒ ĂN NHANH 
Quy trình chế biến đồ ăn nhanh luôn thực hiện ở nhiệt độ cao khiến dầu chiên bị hydro hóa, sản sinh ra một loại acid béo xấu, có hại cho cơ thể.
Khi loại acid béo xấu này vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol xấu, đồng thời làm hạ cholesterol tốt xuống, gây xơ vữa động mạch, đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

[Bài viết được tham khảo nguồn kiến thức từ Poliquin Group]

CHÁN NẢN VỚI CUỘC SỐNG HIỆN TẠI ? SẴN SÀNG ĐỂ BẮT ĐẦU BIẾN ĐỔI ?

HIỂU THÊM VỀ THỂ TRẠNG CỦA BẠN
QUA NHỮNG BÀI KIỂM TRA CHUYÊN SÂU

WE CHANGE
LIVES

DMCA.com Protection Status